Sắc đỏ phủ kín bảng điện, khối ngoại rút ròng hơn 1200 tỷ
Lượng hàng đua giá trong ngày phản ứng thái quá với kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ về đến tài khoản chiều nay và đa phần mất lại hoặc lỗ. Không có gì khó hiểu khi lực bán tăng lên đáng kể và hạ giá nhiều. Tuy VN-Index giảm 0,57% nhưng cổ phiếu giảm trên 1% la liệt...
Lượng hàng đua giá trong ngày phản ứng thái quá với kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ về đến tài khoản chiều nay và đa phần mất lại hoặc lỗ. Không có gì khó hiểu khi lực bán tăng lên đáng kể và hạ giá nhiều. Tuy VN-Index giảm 0,57% nhưng cổ phiếu giảm trên 1% la liệt.
Độ rộng chỉ số lúc đóng cửa ghi nhận 125 mã tăng/254 mã giảm, trong đó 83 mã giảm hơn 1%. Nhiều trong số này xuất hiện thanh khoản rất cao khác hẳn phiên sáng. Quy mô khớp lệnh hàng trăm tỷ đồng xuất hiện tại VHM, MSN, VPB, TCB, DXG, MBB, VIB…
Không khó để thấy sức ép lại đang nặng nhất trong nhóm cổ phiếu blue-chips. VN30-Index chốt phiên giảm 0,7% với 4 mã tăng/24 mã giảm thậm chí 11 mã giảm quá 1%. Trong top 10 vốn hóa có VCB giảm 1,07%, CTG giảm 1,69%, VHM giảm 3,38%, TCB giảm 1,05%, VIC giảm 1,56%, VPB giảm 1,02%. Hai mã duy nhất trong nhóm này xanh là FPT tăng 0,52% và HPG tăng 0,19%.
Do sức ép quá mạnh ở các trụ, chỉ số VN30-Index gần như xóa sạch biên độ tăng của ngày 6/11 trong khi VN-Index vẫn trụ lại được trên mốc 1250 điểm. Diễn biến bất ngờ là nhà đầu tư nước ngoài xả cực lớn ở rổ này, giá trị bán ròng tới 676 tỷ đồng. Những mã bị bán tưng bừng là VHM -159,7 tỷ, MSN -132,4 tỷ, MWG -81,2 tỷ, STB -79,4 tỷ, VPB -59,4 tỷ, VCB -56,4 tỷ, TCB -50,5 tỷ, SSI -41,2 tỷ…
Mở rộng ra toàn sàn HoSE, khối ngoại bán ròng hơn 1.161 tỷ đồng và khoảng 42 tỷ đồng nữa trên HNX và UpCOM. Phần lớn giao dịch này được thực hiện qua khớp lệnh, tạo sức ép lên giá cổ phiếu. Đây chưa phải là quy mô bán ròng lớn nhất vì tuần trước có phiên bán ròng hơn 5.000 tỷ đồng nhưng bao gồm cả thỏa thuận VIB. Tính chung tuần này, giá trị bán ròng với cổ phiếu sàn HoSE lên tới hơn 3.400 tỷ.
Nếu tính riêng giao dịch chiều nay khối này bán ròng thêm khoảng 560 tỷ đồng trên sàn HoSE sau khi đã xả 600 tỷ trong buổi sáng. Áp lực này kết hợp với lượng bán lớn hơn của nhà đầu tư trong nước đã đẩy thanh khoản sàn HoSE tăng gần 62% so với buổi sáng, đạt 7.760 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch phiên chiều cao nhất kể từ đầu tuần.
Rõ ràng sức ép đã gia tăng và chỉ cần nhìn tín hiệu từ sự thay đổi trong độ rộng VN-Index cũng như mặt bằng giá thấp hơn qua số lượng cổ phiếu giảm với biên độ rộng hơn. Trong khoảng 15 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục có dấu hiệu của dòng tiền vào bắt đáy nhưng thời gian quá ngắn và hiệu quả đẩy giá cũng mờ nhạt. Thống kê cho thấy khoảng 40% số cổ phiếu có giao dịch trên HoSE xuất hiện biên độ phục hồi trên 1% so với giá thấp nhất. Tuy nhiên chỉ một nửa số này đóng cửa trên tham chiếu. Nói cách khác, cổ phiếu phục hồi giá chủ đạo là trong vùng giảm. Điều này cũng phù hợp với tâm lý bắt đáy thường là chọn giá rẻ hơn là kéo giá lên.
Trong 125 cổ phiếu đi ngược dòng hôm nay cũng có khá nhiều mã được dòng tiền tập trung đỡ giá, nhưng không mang tính đại diện. Giao dịch sôi động xuất hiện ở HVN tăng 6,67% thanh khoản 147,8 tỷ; VTP tăng 6,46% khớp 200,6 tỷ; VHC tăng 2,9% khớp 134,4 tỷ; SZC tăng 2,77% khớp 185,4 tỷ; CTR tăng 2,42% với 157,7 tỷ; CMG tăng 1,32% với 265,3 tỷ; TCM tăng 1,3% với 100,2 tỷ; NKG tăng 1,18% với 103,8 tỷ. Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng khá nhiều cổ phiếu tăng tốt dù thanh khoản ít hơn nhiều như ICT, CSM, DC4, MSH, CTI, NO1, TTA, HVH… đều hơn 2%.
VN-Index để mất hơn 7 điểm phiên này nhưng vẫn đứng trên mốc 1250 điểm, coi như là một an ủi nhỏ. Chỉ số vẫn chưa vi phạm đáy 1240 điểm giành được hôm đầu tuần này. Hai phiên điều chỉnh cuối tuần đã có một lượng cổ phiếu ngắn hạn khá lớn xuất hiện và những người nếu còn giữ lại là có khả năng “gồng lỗ”.
Kim Phong
« Quay lại
Sự kiện
-
Jan 28, 2019
[FiinPro Data] 2018 Earnings Update: 82% of businesses reported profits with a 16% growth
-
Dec 07, 2018
-
Oct 22, 2018
-
Oct 09, 2018
-
28/04/2020
-
09/10/2018
Đầu tư ngành ngân hàng liệu còn hấp dẫn?
Cổ phiếu ngành Ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong suốt những năm qua. Số liệu FiinPro cho thấy cổ phiếu ngành này đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong năm năm qua, tăng 154.1% so với mức tăng 2 con số của VNIndex là 96.5%. Liệu sức hấp dẫn của cổ phiếu Ngân hàng có còn trong những tháng cuối năm 2018 và năm 2019?